Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Để chào mừng ngày quốc tế phụ nữ, Bưu Điện Văn Hóa xã Phước Cát 1 có tổ chức buổi giao lưu tìm hiểu về máy tính và internet nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng các phần mềm máy tính cho chị em phụ nữ trên toàn xã. Đến với bưu điện, chị em sẽ được nhân viên hướng dẫn nhiệt tình trong việc truy cập, sử dụng dịch vụ internet. Buổi giao lưu sẽ được tổ chức vào lúc 8giờ 00, ngày 8/3/2014 tại Bưu Điện Văn Hóa xã Phước Cát 1,xin kính mời toàn thể chị em trong toàn đến tham gia đầy đủ, đúng giờ.

 Chúng ta không thể phủ nhận những tiện ích mà máy tính và internet đã đem lại như : hỗ trợ trong công việc văn phòng, truy cập và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Có thể nhận thấy tiện ích của máy tính và internet đem lại là rất lớn, chính vì những tiện ích đó mà nhu cầu sử dụng của mọi người ngày một tăng cao. Trong khi đó, số lượng máy tính tại BĐVHX  Phước Cát 1 chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Để khắc phục những thiếu thốn đó, các ban lãnh đạo, nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân hãy hỗ trợ thêm máy tính để đáp ứng nhu cầu hiện nay của người dân

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

"Thắp lửa" trên bản làng vùng cao

"Thắp lửa" trên bản làng vùng cao

 
/3010/201
Trẻ em làng Công tơ rang hôm nay
Trẻ em làng Công tơ rang hôm nay
(GD&TĐ) - Chúng tôi lên huyện miền núi vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam) trong những ngày đầu tháng 11/2013. Con đường dẫn vào Plây Công tơ rang thật khó đi sau những cơn bão lũ, lụt lội khủng khiếp đã đổ bộ vào miền Trung. Mà chẳng cần mưa bão, đường sá bao đời đã gập ghềnh trắc trở, cảnh leo núi, xuống đèo, băng suối cùng những cánh rừng già âm u đã làm cho cái làng nhỏ bé của người Bhnong dường như hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài, ngay cả đối với sự nghiệp GD. Người đưa cái chữ đầu tiên về chốn hẻo lánh này, lại chính là một người con bản làng…
Đem chữ về cho dân mình thôi!
Làng Công tơ rang bắt đầu có tên từ cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước. 47 hộ dân hiện nay sinh sống trong làng hình thành do định cư từ núi rừng vùng sâu xuống đây, trong số đó có gia đình anh Hồ Văn Vương. 
Cũng như bao hộ dân nghèo trong làng, cảnh đói nghèo, hủ tục lạc hậu cũng không đứng ngoài bậu cửa ngôi nhà nằm cheo leo trên vách núi của gia đình Vương. Áp lực đói nghèo, hủ tục đã bắt người Bhnong ở đây phải mù cái chữ, bắt những người bạn tầm tuổi của Hồ Văn Vương phải bỏ lớp.
Nhưng với Vương là người sáng dạ, hơn nữa sự kỳ diệu của con chữ từ những buổi học trong những căn nhà tạm bợ cách nhà 5 cây số đường đèo vẫn hấp dẫn với Vương. Vượt qua bão lũ, giá rét của mùa đông, vượt qua đói khổ của những bữa cơm một phần gạo ba phần sắn chưa đủ no của nhà, Vương vẫn đến lớp.
Mười năm học của con nhà nghèo dài dằng dặc cũng chóng vánh qua đi. Xuống trường tỉnh (Phổ thông dân tộc Nội trú - Hội An) có thêm những người bạn, với những bữa ăn đầy ngật cơm trắng và thức ăn theo chế độ Nhà nước nhưng vẫn không làm Hồ Văn Vương quên được quê nhà, nhất là cảnh đói khổ của người già và trẻ em. Gần 90% dân trong làng từ già đến trẻ đều mù cái chữ thì khó có một giải pháp nào thoát nghèo được. Vương nghĩ, mình phải đem chữ về cho dân mình thôi! Phải đem nó về bằng mọi cách!.
Thuận lợi cho suy nghĩ của Hồ Văn Vương đã đến ấy là lúc về hè, trường nội trú tỉnh tập trung học sinh phổ biến chương trình tình nguyện với nội dung: Về nhà tùy thời gian, sức lực, hãy giúp các gia đình, các em nhỏ những việc làm có thể.
Ngay sau buổi tập trung, Hồ Văn Vương đã tìm tới thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hiệu, lúc bấy giờ để trình bày lý do và xin thầy cho mình một chiếc công văn gửi về xã. Chiếc công văn có dấu đỏ tới tay cũng là lúc mặt trời đã quá núi, Vương thu xếp đồ đạc, bắt chuyến xe cuối ngày để trở về làng Công tơ rang.
"Nói phải dù dài cũng nghe"
Thầy Hồ Văn Vương, thầy giáo người Bhnong đầu tiên của làng Công tơ rang
Thầy Hồ Văn Vương, thầy giáo người Bhnong đầu tiên của làng Công tơ rang
Tưởng mọi công việc đơn giản, nhưng chẳng hề đơn giản chút nào. Đến đâu Hồ Văn Vương cũng gặp toàn những cái lắc đầu. Người trẻ thì thờ ơ, người già thì thật thà: Mình đói cái bụng lắm, không đến lớp được đâu! Rồi, lại họ tranh luận rằng, người Bhnong mình từ trước đến nay có chữ đâu, vẫn sống đấy...
Vận động đi, vận động lại, theo triết lý người Bhnong: "Nói phải dù dài cũng nghe", dần đã có người lớn theo Vương đến lớp. Với cuốn giáo án hơn 50 bài tự soạn gồm hai nội dung dạy chữ cái, ghép chữ và viết thành câu văn ngắn, Hồ Văn Vương đến lớp với  một vài học viên ở buổi ban đầu.
Bên ánh đèn dầu không đủ sáng, tiếng thước gõ vào bảng nhịp nhàng, những giọng đọc đầy bỡ ngỡ lại vang lên trở thành những điều kỳ diệu, lan truyền khắp bản làng, được con trai, con gái đang tuổi yêu đương kể cho nhau nghe vào lúc lên nương rẫy.
Họ tò mò, rồi đến xem mọi người trong lớp học, được Vương và học viên cho sách, cho bút mời họ vào. Cái lớp học ngày càng đông thêm người. Mùa hè năm ấy đã có hai mươi người tuổi từ 15 - 40 tới học chữ của Vương.
Đến ngày đi học trở lại trường, Hồ Văn Vương phải tạm rời xa lớp học khi đó 100% học viên của lớp đã đọc thông viết thạo. Trong mỗi kỳ nghỉ hè Vương về lại với họ, quà của Vương cho những người trong làng chỉ là những tập sách đã xin được.
Cũng trong những lần về này, rỗi lúc nào, Vương lại tìm đến các học viên của lớp để kiểm tra và giúp đỡ thêm những phần thiếu trong cách đọc và cách viết của họ.
Trái ngọt cuộc đời
Từ ngày tốt nghiệp trường CĐSP tỉnh, chính thức trở thành nhà giáo chuyên nghiệp (trường liên cấp 1 – 2 ở ngay xã nhà), thầy Vương lại càng thuận tiện hơn trong việc dạy cái chữ cho bà con. Lớp dạy phổ cập tự nguyện của thầy có lúc 40 người tham gia, số nữ cũng đã lên đến con số 20 người – một điều chưa từng có trong lịch sử người Bhnong.
Không chỉ các kiến thức thông thường, thầy còn dành thời gian dạy cho học viên các bài hát truyền thống ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu vào các buổi sinh hoạt cuối tuần. Những buổi sinh hoạt cuối tuần này thật cảm động.
Có phê bình, có khiển trách, có tuyên dương cho từng cá nhân trong lớp học. Già, trẻ, lớn bé từng bước bỏ dần mặc cảm bình đẳng đứng lên góp ý cho nhau, về kinh nghiệm làm ăn, chăn nuôi, trồng cây mà họ đã được nghe, được đọc trên báo.
Số lượng người mù chữ trong làng qua những năm tháng làm tình nguyện xóa mù chữ của Vương, rồi Vương lại trở thành thầy giáo bản làng để phổ cập con chữ cho mọi người ở trong làng giờ đây, người trong bản làng mù cái chữ đã giảm nhanh chóng.
Bây giờ, ai có dịp đến với Công tơ rang Phước Công, đều có thể nhìn thấy, thay cho cái cảnh người ta chạy đôn, chạy đáo đi nhờ người biết chữ đọc hộ lá thư, mẫu điện do người thân gửi về, mà khách lạ sẽ ngỡ ngàng trước những hình ảnh những cụ già chong kính, những em bé với những áo váy lành lặn ngồi đọc những tờ báo mà mình có được trên những tảng đá trong vườn hay bậu cửa.
Nói về những đóng góp của Hồ Văn Vương, trưởng làng Hồ Văn Him không giấu nổi sự tự nào: Thằng Vương mang chữ về cho dân, nhờ chữ của nó, người dân Bhnong ở làng Công tơ rang và xã Phước Công nay đã sáng cái đầu lắm rồi. Biết đưa nhà xuống núi định cư, người dân tập trung sống đoàn kết với nhau lắm.
Biết trồng rừng, bỏ phát rẫy, phá rừng già và làm lúa nước nữa đấy, có cái chữ biết lợi ích của việc làm cây lúa nước, đến cuối năm 2012 vừa rồi, dân làng mình khai hoang mở rộng thêm được 30 ha lúa nước 2 vụ nữa. Các ruộng cũ đã thuần được cây lúa giống mới, nó cho hạt nhiều lắm, dân làng mình hôm nay đã no đủ, hết cảnh nghèo đói rồi..
311/thap-lua-tren-ban-lang-vung-cao-1976024/

CUNG ĐIỆN GIÁNG SINH CỦA MR ĐÀM Ở HÀ NỘI

Cung điện Giáng sinh của Mr Đàm ở Hà Nội

GiadinhNet - Cung điện Giáng sinh đầu tiên của Mr Đàm ở Hà Nội với “Lời tình mùa đông” kể về chuyện tình buồn của người đàn ông quyền lực, luôn được người ái mộ săn đón, ngưỡng mộ… Nhưng tất cả hạnh phúc cứ dần tan và mờ dần trước bóng đêm của sự cô đơn khi người đàn ông lê bước trở về căn phòng lẻ bóng...

Cung điện Giáng sinh của Mr Đàm ở Hà Nội 1
Ảnh BTC
Các fan hâm mộ Mr Đàm ở phía Bắc đang háo hức đón chờ liveshow đặc biệt tháng 12 đón Giáng sinh với chuỗi chương trình nghệ thuật Mr Dam’s Show - do anh và công ty riêng tổ chức.
Đặc biệt ngày 23 và 24/12, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc“Lời tình mùa đông”.
Lần đầu tiên trong sự nghiệp ca hát, Đàm Vĩnh Hưng quyết xa fan hâm mộ với nắng ấm phía Nam mùa Giáng sinh để ra chia sẻ mùa đông Hà Nội cùng các fan phía Bắc trong “Lời tình mùa đông”.

Cung điện Giáng sinh của Mr Đàm ở Hà Nội 2
Ảnh Internet
“Lời tình mùa đông” phần lớn sẽ là những ca khúc bất hủ về tình yêu và tình khúc buồn về mùa đông, và đậm đặc chất  Sài Gòn, vì Mr Đàm và ekip “bê nguyên xi” các yếu tố (con người, cơ sở vật chất, đạo cụ, phục trang…) từ Sài Gòn ra Hà Nội. 
Những bài hát trong chương trình sẽ khiến khán giả ít nhiều thấy được chính mình phảng phất trong đó, với từng câu chuyện được gửi gắm qua các bản nhạc.
Đêm nhạc hứa hẹn sẽ mang lại những màn trình diễn độc đáo và nhiều cảm xúc đặc biệt cho khán giả Thủ đô mùa Giáng sinh.
Đạo diễn Trần Vi Mỹ tài hoa dàn dựng chương trình sẽ tạo sảnh lớn của Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô thành một cung điện châu Âu hoành tráng, khán giả có thể ngắm và chụp ảnh lưu niệm với những tòa tháp trắng đầy tuyết, ghế đá, tảng băng, cùng nhiều hình mô phỏng thần tượng ngộ nghĩnh.

GIỚI THIỆU VỀ QUỸ BILL & MELINDA GATES VÀ DỰ ÁN


I. QUỸ BILL & MELINDA GATES (BMGF)

    Được dẫn dắt bởi một niềm tin rằng mỗi một cuộc đời đều có giá trị như nhau, BMGF làm việc để giúp tất cả mọi người có sức khỏe dồi dào và cuộc sống hữu ích. Tại các nước đang phát triển, Quỹ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe con người và cho họ cơ hội để chính họ tự thoát khỏi nạn đói và nghèo cùng cực. Ở Mỹ, Quỹ tìm cách để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người có ít nguồn lực nhất, được tiếp cận với các cơ hội mà họ cần để thành công trong trường học và trong cuộc sống. Quỹ đặt trụ sở ở Seattle, lãnh đạo là CEO Jeff Raikes và đồng chủ tịch William H. Gates Sr., hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bill và Melinda Gates, và Warren Buffett.

II. DỰ ÁN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM

     Ngày 12/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 1138/TTg-QHQT cho phép Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, triển khai Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và tiếp cận Internet công cộng tại Việt Nam" giai đoạn 2011-2016, có tổng giá trị hơn 50,5 triệu USD, trong đó trên 33,6 triệu USD do Quỹ BMG và Công ty Microsoft (Mỹ) tài trợ. Dự án này đã được Thủ tướng duyệt về kinh phí, giao Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trong thời gian 5 năm (2011-2016). Dự án mở rộng sẽ được thực hiện tại gần 2.000 điểm truy nhập Internet công cộng là các điểm thư viện và BĐVHX ở 40 tỉnh trong cả nước.

    Mục tiêu lâu dài của dự án là góp phần cùng với các chương trình phát triển quốc gia khác của Chính phủ Việt Nam tạo cơ hội cho người dân nông thôn được hưởng lợi từ những dịch vụ do công nghệ thông tin và truyền thông mang lại. Dự kiến, sau 5 năm triển khai, Dự án mở rộng sẽ mang lại những đổi thay cơ bản cho các điểm BĐVHX và thư viện tại 40 tỉnh nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân thông qua việc tiếp cận CNTT hiện đại, rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng nông thôn và thành thị. Các điểm lựa chọn sẽ được trang bị máy tính, thiết bị chuyên dùng phục vụ tốt cho nhu cầu truy cập Internet băng thông rộng và tìm hiểu thông tin của người dân. Dự án cũng triển khai đào tạo cho cán bộ quản lý, đồng thời đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet cho người dân để họ có thể khai thác các thông tin hữu ích, phù hợp, phục vụ chính cuộc sống của họ.

     Về nội dung, Dự án mở rộng sẽ tập trung cho công tác cung cấp nội dung thông tin về “Tam nông” để có thể phục vụ hiệu quả, tiện lợi nhất cho bà con nông dân và các tầng lớp dân cư sống trong các vùng triển khai dự án. Đồng thời, Dự án mở rộng sẽ kết hợp và lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ và các Bộ, ngành như chương trình nông thôn mới, chương trình đưa thông tin về cơ sở. Do đó, dự án sẽ ưu tiên các xã được chọn xây dựng xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.

     Dự án được sự đồng thuận về hợp tác triển khai của các đối tác là các Bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghịêp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công An, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), lãnh đạo của 40 tỉnh cũng như sự đón nhận và ủng hộ của địa phương và người dân. Đồng thời dự án sẽ nhận được sự tài trợ của Microsoft tặng bản quyền các phần mềm sử dụng cho các máy tính lắp đặt tại các điểm thư viện, bưu điện văn hoá xã và hoạt động của dự án.